Mục tiêu phát triển đến năm 2030

1. Mục tiêu chung:
- Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động theo định hướng đổi mới quản trị đại học và thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
- Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao, từng bước đáp ứng theo chuẩn khu vực và quốc tế, đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của xã hội; tiếp tục phát triển các ngành/chương trình đào tạo mới gắn với sự phát triển của nền kinh tế số; đẩy mạnh đổi mới nội dung, chương trình và phương thức đào tạo phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. 
- Tiếp tục duy trì và mở rộng quy mô đào tạo hợp lý trong điều kiện các chương trình đào tạo được phát triển theo sự thay đổi của nhu cầu thị trường lao động; đảm bảo tương thích giữa quy mô, nhu cầu xã hội về các ngành nghề, năng lực đào tạo và yêu cầu không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của Trường. 
- Hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục đại học của Trường và công bố công khai kết quả kiểm định.
- Nâng cao năng lực nghiên cứu của đội ngũ giảng viên; tập trung phát triển một số lĩnh vực nghiên cứu chiến lược, được công nhận ở tầm quốc gia; gắn kết hoạt động NCKH với nâng cao chất lượng đào tạo.
- Duy trì và tăng cường mối quan hệ bền vững với các đối tác quốc tế truyền thống, phát triển các dự án hợp tác đào tạo với các trường đại học quốc tế có uy tín, được xếp thứ hạng cao trên thế giới.
- Phát triển quan hệ hợp tác với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực NCKH, đẩy mạnh hoạt động trao đổi sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu và thu hút sinh viên quốc tế theo học tại Trường.
- Phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên phục vụ đạt chuẩn theo qui định.
- Phát triển hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, hạ tầng công nghệ thông tin theo hướng hiện đại, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu đào tạo, NCKH và hoạt động khác của Nhà trường.
- Phát triển và đa dạng hoá các nguồn lực tài chính, tăng cường sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính để nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH; đảm bảo thực hiện cơ chế tự chủ tài chính bền vững.
2. Các mục tiêu cụ thể đến 2030:
2.1. Mục tiêu phát triển các hoạt động:
2.1.1. Các mục tiêu giáo dục:

Đào tạo nhân lực trình độ cao; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp; có tinh thần chuyên nghiệp, thái độ tận tâm và sự sáng tạo trong công việc, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, khả năng tự học, thích nghi với môi trường làm việc và hội nhập quốc tế; có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
2.1.2. Các mục tiêu đào tạo:
- Phát triển các CTĐT - công cụ cho thương mại hội nhập và hiện đại, đáp ứng nhu cầu xã hội
- Phát triển các CTĐT là CTĐT của nước ngoài, giảng bằng Tiếng Anh.
- Tuyển sinh trình độ ĐH: 3800-4500SV/năm.
- Tuyển sinh trình độ SĐH: Trình độ ThS: 700-1000HV/năm; trình độ TS: 50-100NCS/năm.
- Kiểm định chất lượng CTĐT trình độ ĐH: Số CTĐT đạt chuẩn AUN-QA: 2-3.
- Kiểm định chất lượng CTĐT trình độ SĐH: Số CTĐT đạt chuẩn kiểm định: 1 – 2.
2.1.3. Các mục tiêu nghiên cứu khoa học:
- Nâng cao năng lực nghiên cứu của đội ngũ CBGV.
- Phát triển một số lĩnh vực nghiên cứu chiến lược tầm quốc gia.
- Gắn kết các hoạt động NCKH với nâng cao chất lượng đào tạo.
2.1.4. Các mục tiêu đối ngoại và hợp tác quốc tế:
- Công tác tuyển sinh các chương trình đào tạo liên kết quốc tế: Trình độ ĐH: 900-1.000 SV/năm; Trình độ sau ĐH: 18-25 HV/năm.
- Phát triển các dự án liên kết quốc tế: Số lượng dự án phát triển trong giai đoạn: 3 – 5.
- Hoạt động hợp tác quốc tế trong NCKH: Số lượng hội nghị, HTQT/năm: 2-3; Số lượng các seminar, trao đổi học thuật với GV nước ngoài/năm: 8-10.
- Hoạt động thu hút, trao đổi sinh viên quốc tế: Số lượng SV trao đổi hàng năm: 60-80; Số chương trình giao lưu SV quốc tế hàng năm: 5-8.
- Quốc tế hóa đội ngũ giảng viên: Số lượng GV nước ngoài hàng năm: 70-80.
2.2. Mục tiêu phát triển các nguồn lực: 
2.2.1. Các mục tiêu tổ chức bộ máy và nhân lực: 

- Hoàn thiện tổ chức  bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả, khoa học; với cơ chế quản lý và hoạt động theo định hướng đổi mới quản trị đại học và thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
- Đảm bảo ổn định đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ theo quy định với từng chức danh; chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ cao về giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
- Đảm bảo ổn định đội ngũ viên chức và nhân viên phục vụ đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ theo quy định với từng chức danh; có tỷ lệ phù hợp giữa viên chức và nhân viên phục vụ/giảng viên.
2.2.2. Các mục tiêu cơ sở vật chất: 
- Hoàn thiện dự án “Xây dựng trung tâm học liệu và giảng đường đa năng”
- Triển khai dự án “Tòa nhà giảng đường đa năng- ĐHTM”
- Triển khai dự án ”Xây dựng khu giáo dục thể chất và nhà ăn sinh viên”
- Sửa chữa, cải tạo ký túc xá cơ sở Hà Nam
- Triển khai dự án “Sửa chữa nâng cấp khu làm việc, giảng đường, thư viện tại cơ sở Hà Nam"
- Triển khai dự án “Cung cấp, lắp đặt thiết bị nội thất thư viện”
- Triển khai dự án “Cung cấp, lắp đặt thiết bị các phòng học, phòng đa chức năng thuộc Trung tâm học liệu giảng đường đa năng”
- Triển khai dự án “Cung cấp, lắp đặt thiết bị thư viện thuộc Trung tâm học liệu và giảng đường đa năng”
- Triển khai dự án “Cung cấp, lắp đặt thiết bị cho tòa nhà giảng đường đa năng - ĐHTM”
- Tăng cường năng lực phòng thực hành
- Triển khai mua bổ sung, thay thế, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị/năm
- Triển khai và hoàn thiện hệ thống các phần mềm quản lí
- Hoàn thiện hạ tầng mạng, máy chủ
- Diện tích thư viện
- Tài nguyên thông tin
- Kết nối, chia sẻ dữ liệu với các thư viện trong và ngoài nướ
- Áp dụng các chuẩn nghiệp vụ, chuẩn hóa các khâu công tác
2.2.3. Các mục tiêu tài chính:
- Phát triển và đa dạng hóa nguồn thu, đảm bảo cơ cấu nguồn thu hợp lý
- Phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính hiệu quả giữa chi hoạt động thường xuyên (chi con người, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi hoạt động NCKH, chi dịch vụ...) và chi đầu tư phát triển
- Đầu tư nâng cao năng lực đội ngũ và phát triển CSVC bình quân từ quỹ đầu tư và phát triển.

Xem thêm